Những tiếng kêu từ khớp là gì ?

Khi các túi chứa dịch trong khớp bị kéo căng do sự thay đổi vị trí đột ngột của khớp.

Bệnh gai xương gót chân có triệu chứng gì ?

Gai xương gót chân hình thành do sự bồi tụ canxi bao bọc quanh gân gan chân để chống lại các áp lực tác động vào cân cơ vùng gan chân, dẫn đến sự hình thành gai xương ở mặt dưới gót chân.

Điều trị đau dây thần kinh liên sườn như thế nào ?

Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh tình nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn thích hợp cho từng bệnh nhân.

Thai nhi bị còi xương do mẹ thiếu vitamin D

Thai phụ bị thiếu vitamin D không chỉ đe dọa đến sự phát triển của trẻ trong tương lai mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chính bản thân người mẹ, Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời và các loại thực phẩm.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Tác hại khi sử dụng chuột máy tính quá nhiều

Tác hại sử dụng chuột liên tục nên hầu hết mọi người đều có một vết chai hoặc thâm đen nhỏ ở vùng gần cổ tay. Vì thế, dù bạn thuận tay phải, cố gắng thi thoảng đổi tay, thử sử dụng chuột với tay trái để giảm áp lực lên tay phải, nhằm ngăn ngừa chai cổ tay. 

Bên cạnh đó bạn, nên sử dụng loại chuột có thiết kế công thái học để mang đến sự thoải mái cho tay và có tấm đệm ở cổ tay.

Đau khuỷu tay

Khớp cơ xương ở tay bị ảnh hưởng nếu bạn gõ bàn phím liên tục, hoặc dùng chuột nhiều trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ chấn thương khuỷu tay. Không những thế, nó còn ảnh hưởng đến các cơ bắp gần khuỷu tay, dẫn đến tình trạng đau khuỷu tay. 

Đây là một trong những cách hiệu quả nhằm ngăn ngừa cơn đau khuỷu tay là để bàn phím ở cùng độ cao với khuỷu tay hoặc hơi thấp hơn, ở một góc 30 độ.

Tác hại khi sử dụng chuột máy tính quá nhiều
Tác hại khi sử dụng chuột máy tính quá nhiều


Đau cánh tay

Ngồi lâu và giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, gõ bàn phím hay sử dụng chuột nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đau cánh tay do các cơ ở tay hoạt động sai khi sử dụng chuột. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn hãy đặt khuỷu tay ở vị trí hơi thấp hơn so với bàn tay.

Ngoài ra, không cong tay và cánh tay mà nên để thẳng, giúp giảm áp lực lên cổ tay và bàn tay, ngăn ngừa và phòng tránh đau cánh tay.

Căng cơ ở cổ và vai

Hầu hết mọi người đều từng trải qua cảm giác mỏi cổ, đau vai gáy do tư thế sai. Cách tốt nhất để giảm đau đó là áp dụng bài tập xoay vai gáy. Chúng sẽ giúp ổn định, giảm bớt áp lực lên cổ, thư giãn cơ bắp vai.

Triệu chứng này xảy ra không nhiều, tuy nhiên vẫn có. Nguyên nhân là do sử dụng chuột nhiều, gõ bàn phím liên tục gây áp lực lên các ngón tay, dẫn đến viêm gân. Để giảm đau và giảm căng cơ vùng này, bạn nên tập bài tập duỗi bàn tay, ngón tay thường xuyên để tránh viêm gân.

►Xem thêm: Đau cơ xơ

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Trị đau cơ xơ hóa bằng thực phẩm tự nhiên

Dù bất cứ lý do gì bạn cũng nên tăng cường ăn rau củ quả mỗi ngày. Bạn nên ăn nhiều loại hoa quả khác nhau, đặc biệt là các loại quả mọng như, mâm xôi đỏ, mâm xôi đen dâu tây, và quả lý gai. Những loại quả này giàu chất chống oxi hóa và các thành phần khác có đặc tính kháng viêm.

Mặc dù chưa được chấp thuận rộng rãi trong y học chính thống tuy nhiên đau cơ xơ hóa vẫn được xem là mang thành phần hóa học nhạy cảm hoặc gây viêm. Vì thế, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn kháng viêm để hỗ trợ điều trị bệnh. Chế độ ăn kháng viêm nên chú trọng vào thực phẩm toàn phần, tốt hơn là thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, nên tránh tiêu thụ các chất bảo quản và phụ gia.

Trong chế độ ăn kháng viêm, bạn nên tránh tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm đã qua chế biến và chế biến sẵn.

Tăng cường bổ sung rau củ quả

Bạn cũng nên bổ sung nhiều loại rau củ. Rau lá xanh đậm chẳng hạn như cải cầu vồng, rau bina (cải bó xôi), rau mù tạt, bông cải xanh, mầm cải Brussel và rau nói chung giàu vitamin E giúp giảm phân tử gây viêm trong cơ thể.

Ăn đúng loại thịt

Có một số loại thịt có thể giúp giảm viêm do đau cơ xơ hóa vì thế người bệnh nên tăng cường tiêu thụ cá nhiều chất béo vì chúng giàu axit béo omega-3. Đây là những chất kháng viêm tự nhiên rất tốt cho cơ thể.

Trị đau cơ xơ hóa bằng thực phẩm tự nhiên
Trị đau cơ xơ hóa bằng thực phẩm tự nhiên


Cá nhiều chất béo, bao gồm có cá hồi, cá ngừ, cá tuyết và các loại cá tươi khác. Người bệnh đau cơ xơ hóa nên tránh ăn thịt đỏ, trừ khi là thịt đỏ hữu cơ và từ động vật được nuôi chăn thả.

Tăng cường bổ sung chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ được chứng minh có tác dụng giúp giảm chỉ tố viêm trong máu. Người bệnh nên thường xuyên ăn nhiều thực phẩm nguyên hạt như bánh mì, mì ống, từ bột mì nguyên hạt, gạo lứt hạt dài và nhiều loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe khác. Chữa vẹo cột sống không cần phẫu thuật http://coxuongkhoppcc.com/chua-veo-cot-song-khong-can-phau-thuat.html

Các loại hạt giàu chất xơ, chất chống oxi hóa và vitamin, khoáng chất kháng viêm khác, có thể giúp phục hồi tổn thương do viêm nhiễm gây ra.

Tránh tiêu thụ một số loại thực phẩm

Bạn nên tránh các thực phẩm và phụ gia tiêu thụ gồm đường, chất tạo ngọt thay thế đường không có nguồn gốc tự nhiên, chẳng hạn như đường Splenda hoặc Equal. Ngoài ra cũng không nên uống thức uống nóng, đồ uống chứa cồn, cà phê và thức ăn cay nóng. 

Đây là những thực phẩm làm hở mạch máu, gây đỏ, dẫn đến viêm. Bạn có thể sử dụng các gia vị như gừng, nghệ và tỏi vì chúng có đặc tính kháng viêm.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Một số thực phẩm chức năng có thể kết hợp với chế độ ăn kháng viêm để điều trị đau cơ xơ hóa hoặc điều trị triệu chứng bệnh. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng thực phẩm chức năng đồng thời nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Bạn cũng có thể uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, magie, kẽm và selen. Bên cạnh đó, có thể bổ sung axit béo, ví dụ như omega-3, trong dầu cá và các thực phẩm chức năng khác.

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Gout cấp tính và Gout mạn tính

Gout là một tình trạng phổ biến gây ra các cơn đau và sưng khớp, đặc biệt là ngón chân cái của bạn. Điều trị bệnh gout đúng cách có thể ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho khớp và thận của bạn.

Gout cấp tính

– Thời điểm: Gout cấp tính thường xuất hiện đột ngột vào nửa đêm; có thể tự phát hay sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức, hay một chấn thương, một can thiệp phẫu thuật, một đợt dùng thuốc aspirin, lợi tiểu…

– Vị trí: thường xuất hiện ở khớp chi dưới như khớp bàn ngón chân cái (hơn 50% các trường hợp), khớp cổ chân, khớp gối..

– Tính chất đau: Khớp đau dữ dội, đau nhiều đặc biệt về đêm, ban ngày đỡ đau, kèm theo sưng, nóng, đỏ, hạn chế vận động các khớp. Các triệu chứng viêm rất nhạy cảm với colchicin, có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 48h.

– Các triệu chứng khác: mệt mỏi, đôi khi sốt 38 – 38,50C.

Gout cấp tính và Gout mạn tính
Gout cấp tính và Gout mạn tính


– Lưu ý: Một số bệnh nhân có thể có các triệu chứng xảy ra trước cơn gút như rối loạn thần kinh (đau đầu, mệt mỏi..), rối loạn tiêu hóa (đau thượng vị, táo bón..), rối loạn tiết niệu (đái nhiều, đái dắt..), các triệu chứng tại chỗ (khó cử động chi dưới, tê bì ngón chân cái..).

– Đợt viêm khớp có thể kéo dài 1 – 2 tuần rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng dễ tái phát, biểu hiện bởi các đợt viêm khớp mới.

Gút mạn tính

Sau khi đợt gút cấp kết thúc, giữa các đợt cấp, khớp bị tổn thương và hầu như không có triệu chứng, nhưng các vi tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng.

Sau 10 – 20 năm với các đợt gút cấp, bệnh tiến triển thành gout mạn với các triệu chứng như: hạt tophi (do các muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết nhiều năm tạo thành các khối dưới da, thường gặp ở vành tai, cạnh các khớp tổn thương.. là nguyên nhân gây biến dạng, hạn chế vận động), bệnh khớp mạn tính do muối urat (đau, biến dạng, cứng khớp), bệnh thận do gút (sỏi urat, suy thận).

Bạn có thể giảm nguy cơ bị gout tấn công bằng cách không uống quá nhiều rượu và không ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất purin cao. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn cụ thể

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ là gì ?

Khi bị thoát vị đĩa đệm vùng cổ, khối thoát vị chèn ép dây thần kinh cột sống cổ gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu, tê bì ở cổ, cánh tay đến đầu ngón tay. Bệnh về lâu dài khiến người bệnh bị yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ có tần suất ít hơn (1:4) so với thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đa số trường hợp bệnh lý này đi kèm với thoái hóa cột sống.

Ở cổ, hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là C5-C6 (đĩa đệm nằm giữa đốt sống C5-C6) và C6-C7, ngoài ra C4-C5 cũng là vị trí thường bị thoát vị.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ ở người bệnh thường đa dạng phong phú hợp so với thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng bởi ngoài các hội chứng chèn ép rễ thần kinh còn có hội chứng chèn ép tủy, hội chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có dấu hiệu đau nhức vùng cổ, gáy. Cơn đau có thể lan sang hai vai, cánh tay, bàn tay, tê và yếu cơ.

Hội chứng chèn ép tủy thường dẫn đến các biểu hiện rối loạn vận động, cảm giác. Người bệnh bị hạn chế vận động, khó cầm nắm các vật, thay đổi dáng đi, có thể tê liệt các ngón tay.

Khi bị hội chứng rối loạn thần kinh thực vật thì người bệnh có triệu chứng chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, mệt mỏi…

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ là gì ?
Thoát vị đĩa đệm vùng cổ là gì ?


Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Quá trình thoái hóa của cơ thể là nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Thói quen làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Những người có nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên… là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm bởi các tư thế bất lợi cho cột sống cổ.

Lối sống lười vận động, ít tập luyện thể dục thể thao khiến cho quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm còn do lao động nặng, thường xuyên mang vác nặng trong thời gian dài.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vùng cổ, bạn nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Không nên ngồi quá lâu một chỗ mà cứ mỗi 30-40 phút nên đứng lên để vận động, thực hiện các động tác xoay cổ, tay, vai để khí huyết được lưu thông, xương khớp dẻo dai, thư giãn.

Trong mùa lạnh cần giữ ấm vùng cổ, vai, tránh các động tác làm căng cơ như lao động nặng, mang vác vật nặng hay đeo túi xách quá cân.

►Xem thêm: 

Điều trị Đau mỏi chân vào ban đêm

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Ban đêm đau mỏi chân là bệnh gì ?

Cảm giác đau nhức khiến người bệnh không để yên chân tay mà thường xuyên phải cử động hay gồng cứng chân khiến người bệnh càng mệt mỏi hơn. Người bệnh thường xuyên mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý.

Đau lặp đi lặp lại theo chu kỳ, thường thì tối ngủ gác chân cao thì sáng có thể hết đau nhưng ngày hôm sau càng về đêm lại càng thấy mỏi chân, nặng chân. Người bệnh có thể bị phù chân vào ban đêm.


Khi bị đau mỏi chân vào ban đêm thường xuyên, người bệnh nên đến các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp.

Ban đêm đau mỏi chân là bệnh gì ?
Ban đêm đau mỏi chân là bệnh gì ?


Người bệnh cần bổ sung dưỡng chất cần thiết như canxi, phốt pho, magie, vitamin B, C, D… đầy đủ. Đây là những nguyên tố giúp xương chắc khỏe. Người bệnh nên tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia. Thuốc lá, cà phê cũng nên hạn chế. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Bên cạnh đó, người bị đau mỏi chân vào ban đêm nên ngủ đúng giờ giấc, tránh thức khuya khiến tình trạng đau càng thêm nặng hơn. Vận động thể dục thể thao nhiều, vừa sức cũng khiến xương rắn chắc, ngoài ra giấc ngủ cũng sâu hơn sau mỗi lần luyện tập.

Ngoài ra việc phục hồi chức năng, điều trị nội khoa (thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc bổ thần kinh…), chế độ làm việc sinh hoạt, làm việc hợp lý, tư thế đi lại đúng cách sau khi điều trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và cải thiện tốt tình trạng của người bệnh.

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Những cách chữa gai cột sống bằng ớt

3 Bài thuốc hay chữa gai cột sống từ quả ớt dưới đây, người bệnh gai cột sống có thể thực hiện mong muốn này dễ dàng mà lại tiết kiệm vô cùng.

Để chữa gai cột sống, người bệnh thực hiện theo các bài thuốc sau: 
 
Bài thuốc 1: 
 
Thành phần:15 quả ớt chín, 80g rễ chỉ thiên và 3 lá đu đủ

Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu giã nhỏ rồi ngâm vào cồn theo tỷ lệ 1/2. Hằng ngày bôi vào cột sống và các khớp bị đau nhức, xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay.

Những cách chữa gai cột sống bằng ớt
Những cách chữa gai cột sống bằng ớt 


Bài thuốc 2:

Thành phần: 15 quả ớt chín, 20g lá ngải cứu và 20g lá đu đủ.

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào cối giã nhỏ rồi ngâm với rượu có nồng độ cao. Hằng ngày bôi vào cột sống và các khớp bị đau nhức, xoa bóp nhẹ nhàng bằng tay.
Bài thuốc 3:

Thành phần: 1- 2 quả ớt chín, 30g dây đau xương và 30g thổ phục linh.

Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc với nước, mỗi ngày uống 1 thang. Thuốc này không chỉ chữa gai cột sống mà còn chữa viêm khớp mãn tính hiệu quả. Chống chỉ định cho người có hội chứng đại tràng kích thích, người viêm hay loét dạ dày – tá tràng. 

Bệnh gai cột sống là một trong những bệnh thường gặp, nhất là ở người cao tuổi. Sau độ tuổi từ 30 trở đi hệ thống cột sống, đĩa đệm, dây chằng bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của thoái hóa

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Những tiếng kêu từ khớp là gì ?

Khi các túi chứa dịch trong khớp bị kéo căng do sự thay đổi vị trí đột ngột của khớp. Sự thay đổi đó rất nhanh nên âm thanh phát ra cũng rất gọn, đanh. Minh chứng rõ nhất là tiếng kêu phát ra khi bạn bẻ đốt ngón tay, có thể lặp lại thường xuyên nhưng nhìn chung vô hại.

Khi bạn chuyển động đột ngột các khớp như xoay cổ, xoay tay mà phát ra tiếng kêu thì bạn nên xem đó là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại cả.
Khi sụn bị thoái hóa…

Tuy nhiên, lại có những tiếng kêu răng rắc là dấu hiệu cho thấy sụn khớp bị viêm hoặc đã thoái hóa. Sụn khớp là các cấu trúc che phủ bề mặt của xương, có tác dụng bảo vệ và đóng vai trò như miếng đệm giữa các xương. Nếu sụn bị thoái hóa, nó tạo ra một bề mặt thô ráp, thậm chí khiến các phần của xương bị lộ ra. 

Khi các bộ phận này tiếp xúc, chà xát với nhau, âm thanh phát ra chính là dấu hiệu của viêm khớp mà phổ biến nhất ở đầu gối và cổ. Thật không may, một khi người ta nhận ra được điều đó, thật khó để có biện pháp ngăn chặn quá trình thoái hóa của sụn khớp. Viêm xương khớp do gene quy định, chúng ta chỉ có thể giảm một phần triệu chứng nhờ tự kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Gân (phần nối cơ với xương) khi cọ xát vào xương cũng có thể tạo ra tiếng rắc. Điều này thường chỉ xảy ra khi các gân bị viêm do chuyển động lặp đi lặp lại, vì vậy người bệnh có thể bị đau trước khi nghe thấy tiếng kêu. Các vận động viên chạy đường dài, người tập môn tennis hay bị đau ở phần gót chân là do vậy. 

Những tiếng kêu từ khớp là gì ?
Những tiếng kêu từ khớp là gì ?


Gặp trường hợp này, có thể dùng thuốc chống viêm không kê đơn hoặc dùng gel bôi lên vùng bị đau. Giải pháp hỗ trợ hữu ích khác là chườm lạnh để giúp giảm viêm và mau lành hơn. Tuy nhiên, lưu ý ở đây là chỉ giảm bớt hoạt động chứ không phải để cho phần gân bị viêm đó “nghỉ ngơi hoàn toàn”.

Tiếng rắc rắc ở vai khi với lên cao: Khớp vai có thể bị viêm

Hiện tượng này là do tình trạng viêm của Bursa (một túi chứa đầy dịch nhỏ) ở giữa các đầu xương bả vai và dây chằng gây ra. Nếu bạn cảm thấy có những cơn đau kèm theo thì rất có thể khớp vai bị tổn thương, sụn dọc ở vai cũng bị tổn thương. Lúc này, bạn cần đến bác sĩ chỉnh hình để được thăm khám cẩn thận.

Tiếng rắc rắc ở cổ khi nghẹo đầu sang bên: Tổn thương ở khớp giữa đốt sống cổ

Theo bác sĩ đây không phải vấn đề thường gặp nhưng nếu bạn cảm thấy đau, đặc biệt là cơn đau lan xuống một cánh tay thì rất có thể đó là do tác động của hệ thần kinh. Lúc này, hệ thống thần kinh có thể bị chèn ép hoặc thu hẹp khiến cho nó bị tổn thương.

Ngoài các triệu chứng phát ra tiếng kêu như vậy, người bệnh còn có thể thấy xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: tê, ngứa ran ở tay, bàn tay hoặc ngón tay. Trường hợp này bạn cũng cần đi khám càng sớm càng tốt

►Xem thêm: Gai xương gót chân