Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ là gì ?

Khi bị thoát vị đĩa đệm vùng cổ, khối thoát vị chèn ép dây thần kinh cột sống cổ gây ra các triệu chứng đau nhức, khó chịu, tê bì ở cổ, cánh tay đến đầu ngón tay. Bệnh về lâu dài khiến người bệnh bị yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ có tần suất ít hơn (1:4) so với thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Đa số trường hợp bệnh lý này đi kèm với thoái hóa cột sống.

Ở cổ, hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là C5-C6 (đĩa đệm nằm giữa đốt sống C5-C6) và C6-C7, ngoài ra C4-C5 cũng là vị trí thường bị thoát vị.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm vùng cổ ở người bệnh thường đa dạng phong phú hợp so với thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng bởi ngoài các hội chứng chèn ép rễ thần kinh còn có hội chứng chèn ép tủy, hội chứng rối loạn thần kinh thực vật.

Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường có dấu hiệu đau nhức vùng cổ, gáy. Cơn đau có thể lan sang hai vai, cánh tay, bàn tay, tê và yếu cơ.

Hội chứng chèn ép tủy thường dẫn đến các biểu hiện rối loạn vận động, cảm giác. Người bệnh bị hạn chế vận động, khó cầm nắm các vật, thay đổi dáng đi, có thể tê liệt các ngón tay.

Khi bị hội chứng rối loạn thần kinh thực vật thì người bệnh có triệu chứng chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, mệt mỏi…

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ là gì ?
Thoát vị đĩa đệm vùng cổ là gì ?


Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Quá trình thoái hóa của cơ thể là nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Thói quen làm việc, sinh hoạt không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Những người có nghề nghiệp thường xuyên phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên… là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm bởi các tư thế bất lợi cho cột sống cổ.

Lối sống lười vận động, ít tập luyện thể dục thể thao khiến cho quá trình lão hóa cơ thể diễn ra nhanh hơn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm còn do lao động nặng, thường xuyên mang vác nặng trong thời gian dài.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm vùng cổ, bạn nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Không nên ngồi quá lâu một chỗ mà cứ mỗi 30-40 phút nên đứng lên để vận động, thực hiện các động tác xoay cổ, tay, vai để khí huyết được lưu thông, xương khớp dẻo dai, thư giãn.

Trong mùa lạnh cần giữ ấm vùng cổ, vai, tránh các động tác làm căng cơ như lao động nặng, mang vác vật nặng hay đeo túi xách quá cân.

►Xem thêm: 

Điều trị Đau mỏi chân vào ban đêm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét